... Thời những cửa hiệu bán lẻ không còn đơn thuần là nơi trưng bày sản phẩm hàng hóa, và những cuộc mua sắm vốn đầy thú vị sẽ thêm phần thi vị như những lần viếng thăm Gallery hay viện Bảo tàng...
Cửa hiệu Louis Vuitton Maison là một ý tưởng độc đáo và đặc biệt, ngay lập tức có thể nhận ra và phân biệt với những cửa hiệu đơn giản thông thường.
Mỗi cửa hiệu Maison cam kết có những mối liên hệ mật thiết và gần gũi với đời sống văn hóa và nghệ thuật của thành phố, và gợi nên những khám phá về văn hóa, nghệ thuật cho khách tham quan như chính lời ông Yves Carcelle, Chủ tịch đồng thời là CEO của Louis Vuit-ton phát biểu: "Xa hoa và nghệ thuật đều thể hiện tình cảm và đam mê, cả hai đều tìm kiếm sự khác biệt và cho chúng ta một cách nhìn khác về thế giới.
Người ta đến cửa hiệu Louis Vuitton không chỉ để mua sắm mà còn để trải nghiệm một "lối sống" nào đó. Các cửa hiệu này, được gọi tên là "Maisons" đã trở thành biểu tượng xuyên suốt thế giới".
Người ta đến cửa hiệu Louis Vuitton không chỉ để mua sắm mà còn để trải nghiệm một "lối sống" nào đó. Các cửa hiệu này, được gọi tên là "Maisons" đã trở thành biểu tượng xuyên suốt thế giới
Louis vuitton và nghệ thuật
Liên hệ mật thiết với nghệ thuật và văn hóa là một trong những đặc điểm khác biệt của một cửa hiệu Louis Vuitton Maison. Ngay từ năm 1874, Louis Vuitton và con trai là Georges đã nhiều lần viếng thăm phòng ảnh của nhiếp ảnh gia Félix Nadar, nơi các họa sỹ cách mạng bị trục xuất khỏi các triển lãm tranh chính thức như Monet, Renoir, Cézanne và De-gas trưng bày tranh của mình.
Từ lúc Giám đốc sáng tạo Marc Jacobs gia nhập vào năm 1997, mối lương duyên giữa Louis Vuitton với nghệ thuật đã được mở rộng và thay đổi. Marc Jacobs là một trong những người tiên phong trong việc thách thức các ranh giới giữa nghệ thuật, thời trang và xa xỉ phẩm, xóa mờ chúng bằng cách hợp tác với các họa sỹ trong một số bộ sưu tập thời trang may sẵn.
Từ mẫu in hoa của Stephen Sprouse đến "đồng phục y tá" trong suốt tham khảo từ một loạt các tác phẩm của Richard Prince, mối liên hệ đặc biệt với nghệ thuật đại chúng, mà Jacobs thu được chưa bao giờ mạnh mẽ đến thế.
Bên cạnh sự cộng tác đầy sáng tạo giữa Marc Jacobs với các họa sỹ đương đại, thương hiệu trứ danh của đất nước hình lục lăng này còn thường xuyên đặt hàng các họa sĩ sáng tác để trang trí cho các cửa hiệu. Những tác phẩm của Robert Wilson và Olafur Eliasson được trưng bày trên các ô cửa sổ, còn những sáng tạo đặc sắc, kỳ khôi của Teresita Fermandez, James Turell hay Fabrizio Plessi hiện diện bên trong các cửa hiệu Louis Vuitton Maison.
Và New Bond Street Maison
New Bond Stress Mai-son của Louis Vuitton vượt xa khái niệm của một cửa hiệu thông thường mà sẽ là nơi tôn vinh những tác phẩm đặc sắc nghệ thuật đương đại bằng nhiều hình thức khác nhau.
Truyền thống hợp tác lâu đời với nghệ thuật của nhãn hàng danh tiếng này sẽ được tiếp nối tại London bằng những cách thức như tiếp tục hỗ trợ các triển lãm tại một số Quỹ văn hóa hàng đầu của thành phố, thực hiện chương trình Đối thoại nghệ thuật Louis Vuitton (Louis Vuitton Art Talk) và triển khai Dự án nghệ thuật trẻ của Louis Vuitton (Louis Vuitton Young Arts Project).
Tại New Bond Street Maison ở xứ sở mù xương, nghệ thuật hiện diện bằng nhiều hình thức sống động, tươi mới. Lễ khai trương ấn tượng với một chương trình nghệ thuật trình diễn đa dạng và đa phong cách. Có bức họa của Chris Ofili lấy cảm hứng từ những bài thơ do các nhà thơ trẻ gốc London.
Có những vần thơ được đọc lên. Có cả một vở ballet lấy cảm hứng từ phân xưởng Louis Vuitton tại Asnières (Pháp) do nghệ sỹ đa phương tiện gốc London Pablo Bronstein sáng tác, dàn dựng và dẫn chuyện. Có tác phẩm điêu khắc của họa sỹ khái niệm gốc Lon-don Michael Landy...
Khi thời trang xa xỉ xe duyên cùng nghệ thuật đỉnh cao, những tín đồ thời trang sẽ đến cửa hiệu Louis Vuitton không chỉ để mua sắm mà còn để trải nghiệm một "lối sống" xa hoa, thời thưởng bậc nhất và đắm mình vào chiều sâu văn hóa của nhân loại
Và không thể không kể đến các tác phẩm đặc biệt góp phần khắc họa một diện mạo độc đáo, khác lạ của New Bond Stress Maison. Tượng điêu khắc "KIKI" của họa sỹ Nhật Bản Takashi Murakami (người cộng tác với Marc Jacobs từ năm 2003 và đã sáng tác một số bức tranh mới và tuyệt đẹp cho Louis Vuitton) vui tươi khiến khu vực dành cho quần áo và trang sức trở nên sinh động và thân thiện hơn bao giờ hết.
Hai bức họa của họa sỹ Mỹ Richard Prince (bạn của Marc Jacob và cũng là cộng tác viên thường xuyên bao gồm cả thiết kế những chiếc túi xách Joke năm 2008) khiến khu vực trang sức cao cấp dường như có phần lộng lẫy hơn, trong khi khu vực tiền mặt (cash) trưng bày các tác phẩm gợi lại nghệ thuật di chuyển (art of travel) của Louis Vuitton do nhiếp ảnh gia người Pháp và cũng là cộng tác viên lâu năm Jean Larivière thực hiện.
Khu vực dành cho nam giới ở tầng trệt trưng bày chân dung tự họa tiêu biểu của các họa sỹ gốc Đông London là Gilbert và George. Còn ở tầng một, khu Librairie, là tác phẩm Medical Cabinet lấy cảm hứng từ vali (trunk-inspired) Louis Vuitton được thiết kế bởi Damien Hirst, một trong những họa sỹ sáng tác nhiều nhất trong các họa sỹ trẻ nước Anh.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng, bên trong khu vực "The Apart - ment" ở tầng hai, những tác phẩm nghệ thuật chọn lọc của các họa sỹ quốc tế như Jean-Michel Basquiat, Jeff Koons, Bertrand Lavier, Hans Hartung và Richard Rrince hiện diện một cách đầy trang trọng.
Đúng như lời nhận xét của Yves Carcelle mà chúng tôi đã nhắc ở đoạn đầu, khi thời trang xa xỉ xe duyên cùng nghệ thuật đỉnh cao, những tín đồ thời trang sẽ đến cửa hiệu Louis Vuitton không chỉ để mua sắm mà còn để trải nghiệm một "lối sống" xa hoa, thời thưởng bậc nhất và đắm mình vào chiều sâu văn hóa của nhân loại.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét